Hỏi: Luật giải thích tham nhũng là gì?
Đáp: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Hỏi: Luật giải thích nhũng nhiễu là gì?
Đáp: Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, háchdịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà củangười có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Hỏi: Luật quy định nguyên tắc công khai, minh bạch như thế nào?
Đáp: Điều 9 của Luật quy định nguyên tắccông khai, minh bạch:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai,
minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động củacơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dungthuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh vànội dung khác theo quy định của pháp luật.
- Việc công khai, minh bạch phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trìnhtự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật.
Hỏi: Luật quy định hình thức công khai như thế nào?
Đáp: Điều 11 của Luật quy định có thể lựa chọn các hình thức công khai như: Công bố tại cuộc họp; Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; Phát hành ấn phẩm; Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; Tổ chức họp báo; Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
Hỏi: Theo quy định của Luật, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch về các nội dung gì?
Đáp: Điều 10 của Luật quy định các nội dung công khai, minh bạch gồm:
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức;
người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực
lượng vũ trang và công dân;
- Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;
- Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà theo quy định của pháp luật phải công khai,
minh bạch.
Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, đơn vị
trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan,
tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội
dung công khai, minh bạch quy định tại
khoản 1 Điều này còn phải công khai,
minh bạch về thủ tục hành chính
Hỏi: Luật quy định về chuyển đổi vị trí công tác như thế nào?
Đáp: Điều 24 của Luật quy định Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng. Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ.
2. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức,viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.
5. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với nhữngngười sau đây mà không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Hỏi: Luật quy định về thanh toán không dùng tiền mặt như thế nào?
Đáp: Điều 29 của Luật quy định về thanh toán không dùng tiền mặt như sau:
Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu, chi có giá trị lớn tại địa bàn đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Chính phủ và các khoản chi lương, thưởng và chi khác có tính chất thường xuyên.
Hỏi: Luật quy định về tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm những tài sản nào?
Đáp: Điều 35 của Luật quy định tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; Tài sản, tài khoản ở nước ngoài; Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Hỏi: Luật quy định về tặng quà và nhận quà tặng như thế nào?
Đáp: Điều 22 của Luật quy định việc tặng quà và nhận quà tặng như sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng tài
chính công, tài sản công làm quà tặng, trừ
trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện,
đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
Hỏi: Luật quy định đối tượng nào cần chuyển đổi vị trí công tác?
Đáp: Điều 25 của Luật quy định người cóchức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trí công tác.
Hỏi: Luật quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là bao lâu?
Đáp: Điều 25 của Luật quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.